Phó vương Miền Tây
Phó vương Miền Tây

Phó vương Miền Tây

Phó vương Miền Tây, Tây Kshatrapas, hoặc Kshaharatas (35-405) là tên gọi các vị vua Saka cai trị của một phần phía tây và miền trung của Ấn Độ (SaurashtraMalwa: Gujarat ngày nay, Maharashtra, Rajasthan và tiểu bang Madhya Pradesh).Họ cai trị cùng thời với người Quý Sương, những người cai trị phần phía bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và có thể là chúa tể của họ, và Satavahana (Andhra) cai trị ở miền Trung Ấn Độ. Họ được gọi là "miền Tây" trái ngược với các phó vương Ấn-Scythia "miền Bắc" cai trị vùng đất Mathura, như Rajuvula, và những người kế nhiệm ông dưới sự thống trị của người Quý Sương, "Đại phó vương" Kharapallana và "phó vương" Vanaspara.[1] Mặc dù họ tự gọi mình là "phó vương" trên đồng tiền của họ, dẫn đến tên gọi "phó vương Tây" ngày nay, trong tác phẩm "Geographia" vào thế kỉ thứ hai của mình, Ptolemy vẫn gọi họ là người "Ấn-Scythia".[2] Quyền lực của những vị vua Saka bắt đầu suy yếu từ thế kỷ thứ 2 sau khi các vị vua Saka bị vị hoàng đế miền nam Ấn Độ Gautamiputra Satakarni của triều đại Satavahana đánh bại.[3] Sau này, vương quốc Saka đã bị hoàng đế Chandragupta II của đế chế Gupta hủy diệt hoàn toàn vào thế kỷ thứ 4.[4]Tổng cộng đã có 27 vị phó vương miền Tây cai trị độc lập trong khoảng thời gian 350 năm. Thuật ngữ Kshatrapa là dạng viết tắt của từ phó vương, bản thân nó có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư và có nghĩa là phó vương hay thống đốc của tỉnh.

Phó vương Miền Tây

Thời kỳ Cổ Đại
Ngôn ngữ thông dụng Pali (Ngôn ngữ Kharoshthi)
Sanskrit, Prakrit (chữ viết Brahmi)
có thể Hy Lạp (Bảng chữ cái Hy Lạp)
Hiện nay là một phần của  India
Thủ đô Ozone
Barygaza
Tôn giáo chính Đạo Hindu
Hóa Giáo
Đạo Phật
Chính phủ Quân chủ
• Giải thể 405
• Thành lập 35
Vị thế Có thể là chư hầu của Đế quốc Quý Sương
• khoảng năm 35 Abhiraka
• 388–395 Rudrasimha III
Phó vương, vua